Tài khoản tiền gửi ngân hàng112 là gì ? Vâng Tài khoản 112 là loại Tài khoản dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi tại Ngân hàng của doanh nghiệp.
Phân loại Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng, có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1121 - Tiền gửi Việt Nam đồng.
- Tài khoản 1122 - Tiền gửi Ngoại tệ.
- Tài khoản 1123 - Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý.
Kết cấu của tài khoản tiền gửi ngân hàng 112 như sau:
Bên Nợ: | Bên Có: |
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý gửi vào Ngân hàng; - Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ cuối kỳ. Số dư bên Nợ: Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý hiện còn gửi tại Ngân hàng. |
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý rút ra từ Ngân hàng; - Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ cuối kỳ. |
>> Hạch toán, định khoản tài khoản 111
Một số nghiệp vụ thường xuyên trong doanh nghiệp liên quan tài khoản 112 bạn hay gặp.
- Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 111 - Tiền mặt.
VD: Rút tiền gửi ngân hàng về 100 tr nhập vào quỹ tiền mặt của doanh nghiệp.
Nợ 112 : 100.000.000 VNĐ
Có 111: 100.000.000 VNĐ.
- Nhận được tiền ứng trước hoặc khi khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.
VD: Khách hàng đặt cọc 100 tr tiền hợp đồng bằng chuyển khoản qua ngân hàng.
Nợ 112 : 100.000.000 VNĐ
Có 131 : 100.000.000 VNĐ.
- Nhận vốn góp liên doanh, vốn góp cổ phần do các thành viên góp vốn chuyển đến bằng chuyển khoản, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.
VD: Phó giám đốc góp vốn kinh doanh bằng tiền gửi ngân hàng 200 tr.
Nợ TK 112 : 200.000.000 VNĐ
Có TK 411 200.000.000 VNĐ
- Thu hồi các khoản đầu tư ngắn hạn bằng chuyển khoản, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (Giá vốn)
Có TK 128 - Đầu tư khác
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (3331)
Tất nhiên còn nhiều nghiệp vụ khác nữa bạn cần tìm hiểu, làm bài tập nghiệp vụ kế toán nhiều hơn để có thể định khoản, hạch toán một cách tốt nhất
Cùng bình luận !
Bài viết liên quan